GIÁO ÁN TỐT MÔN TOÁN 6

Lượt xem:

Đọc bài viết

Tuần 4

 TIẾT 12: BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG I

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức: Tổng hợp, kết nối các kiến thức của nhiều bài học nhằm giúp HS ôn tập toàn bộ kiến thức của chương.
  3. Về kĩ năng:

– Năng lực riêng: thông qua các bài tập HS khắc sâu được nội dung kiến thức trọng tâm của chương.

– Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.

  1. Về phẩm chất: Rèn luyện ý thức tìm tòi, khám phá, ý thức làm việc nhóm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Giáo viên: Thước thẳng, phấn màu, phiếu học tập, bảng nhóm.
  4. Học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

* Kiểm tra bài cũ: Lồng vào quá trình học

* Hoạt động học:

A: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  1. a) Mục tiêu: Hs thấy được sự cần thiết phải hệ thống lại kiến thức chương I để vận dụng vào làm các bài tập tổng hợp kiến thức I.
  2. b) Nội dung: Hs quan sát thực hiện yêu cầu.
  3. c) Sản phẩm: Từ hệ thống câu hỏi Gv đưa ra, Hs nhớ lại các kiến thức trọng tâm đã học trong chương I.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

Gv nêu câu hỏi: Dùng sơ đồ tư duy tóm tắt lại các kiến thức trọng tâm mà em đã học trong chương I.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs tóm tắt các kiến thức đã học qua sơ đồ tư duy.

Bước 3: Kết luận, nhận định: Gv chiếu sơ đồ tư duy về các kiến thức trọng tâm đã học trong chương I, Hs quan sát và tự đánh giá kết quả thu nhận được của mình.

Gv: Trên đây là các kiến thức trọng tâm của chương I mà em đã học. Tiếp theo trong tiết học này các em sẽ được vận dụng các kiến thức đó vào các bài toán tổng hợp.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  3. a) Mục tiêu: Hs vận dụng thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức; tính cộng, trừ, nhân, chia và nâng lên lũy thừa để tính giá trị của biểu thức. Hs vận dụng các kiến thức trong chương I để giải các bài toán thực tế.
  4. b) Nội dung: Hs đọc đề, suy nghĩ và làm bài tập theo yêu cầu của Gv.
  5. c) Sản phẩm: Hs tính được giá trị của một biểu thức gồm có dấu ngoặc và các phép toán cộng, trừ, nhân, chia và lũy thừa; Vận dụng vào bài toán thực tế, kết quả của Hs.
  6. d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Gv – Hs. Sản phẩm dự kiến.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1

– GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm trong thười gian 4 phút. Các nhóm tự phân công tổ trưởng và thư kí ghi lại nội dung hoạt động nhóm mình

– phân công nhiệm vụ

Nhóm 1: làm bài 1.54 SGK/28

Nhóm 2: bài tập 1.55 SGK/28

Nhóm 3: bài tập 1.56 SGK/28

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

HS thực hiện theo yêu cầu của GV

– GV quan sát quát trình hoạt động của HS hỗ trợ HS nếu cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

– Đại diện các nhóm lên bảng trình bày bài của nhóm mình

– GV yêu cầu HS nhận xét đáp án chéo giữa các nhóm với nhau.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

– Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả học tập và chốt kiến thức.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

– Cho Hs làm bài tập 1.57 trang28/SGK.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

– Hs làm bài tập 1.57;

– Gv quan sát và trợ giúp Hs nếu cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Với bài 1.57:

? Nêu các kiến thức cần sử dụng để làm.

? Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức đã cho.

– Gv chiếu kq của 1 nhóm lên bảng; các nhóm còn lại đổi kq kiểm tra cho nhau.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

– Gv chính xác hóa kiến thức.

– Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả học tập và chốt kiến thức.

Bài 1.54 SGK

a)Số a có 11 chữ số

Tập hợp các chữ số của a là

A={1;2;0;6;7;8;9}

b) số a có 15267 triệu, chữ số hàng triệu là 7.

c) trong a có 2 chữ số 1 nằm ở hàng chục tỉ và hàng nghìn. Mỗi số ấy có giá trị lần lượt là 10 000 000 000

và 1 000.

Bài 1.55 sgk/28

a) số 2020 là số liền sau của số 2019

là số liền trước của số 2021

b) số liên trước của số tựu nhiên a là số (a-1), số liền sau của a là a+1

c) số 0 không có số liền trước

không có số nào không có số liền sau.

Bài 1.56 SGK/28

a)    21 759.1 862=40 515 258

b)    3 789 : 231 = 16 ( dư 93)

c)    9 848 : 345 = 28 ( dư 188)

Bài 1.57 (trang 28/SGK):

Ta có:

A = 21.[(1245 + 987):23 -15.12]+21

= 21.[2232 : 8 – 180] + 21

= 21.[279 -180] + 21.1

= 21.[279 – 180 + 1]

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Hs thấy được tính ứng dụng của toán học trong việc giải quyết các vấn đề thực tế.
  3. Nội dung: Hs thực hiện bài tập 1.59 trang 28/SGK.
  4. c) Sản phẩm: câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

GV yêu cầu HS làm bài Bài 1.59 SGK

? Bài toán cho cái gì, yêu cầu cái gì.

? Muốn tính số vé chưa bán được trong tối thứ 6 em làm thế nào ( Hs có thể nêu các cách tính khác nhau )

? Nêu các cách số tiền thu được trong tối CN.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

– Hs làm bài tập 1.59

– Gv quan sát và trợ giúp Hs nếu cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS nhận xét đánh giá bài của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

 GV nhận xét đánh giá và cho điểm

 

Bài 1.59 (trang 28/SGK):

Nếu bán hết vé thì số tiền thu được là:

18.18 . 50 000 = 16 200 000 (đồng)

a) Cách 1:

Số vé không bán được vào tối thứ 6 là

(16200000 – 10550000):50 000

= 113 (vé)

Cách 2: Số vé đã bán được là:

10 550 000: 50 000 = 211 (vé)

Số vé không bán được vào tối thứ 6 là

18.18 – 211 = 113 (vé)

b) Số tiền bán vé thu được vào tối thứ 7 là: 18.18.50 000=16 200 000 (đồng)

c) Số tiền thu được vào tối CN là:

Cách 1:

(18.18 – 41).50000 = 14150 000 (đg)

Cách 2: Bán 41 vé thu được số tiền là:

41.50000 = 2 050 000 ( đồng )

Số tiền thu được vào tối CN là:

16 200 000 – 2 050 000=14 150 000 (đồng)

* Hướng dẫn về nhà:

– Học kĩ lí thuyết, xem lại các bài tập đã làm, nắm chắc cách trình bày.

– Làm các bài tập: 1.58 (trang  28/SGK) và bài tập SBT.

– Chuẩn bị bài mới: Xem trước bài 8: “ Quan hệ chia hết và tính chất