GIÁO ÁN TỐT VĂN 8
Lượt xem:
Tuần 25; Tiết 98:
Bài 8: KHÁC BIỆT VÀ GẦN GŨI.
Văn bản 1: XEM NGƯỜI TA KÌA! (Tiếp theo)
– Lạc Thanh –
- MỤC TIÊU
- Kiến thức:
– Đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng…), mối liên hệ giữa các đặc điểm đó.
– Nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn.
– Ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với sự suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
– Nắm được phương thức biểu đạt chính (phương thức nghị luận) bên cạnh một số phương thức khác (tự sự, biểu cảm) mà người viết sử dụng đan xen trong văn bản nghị luận.
- Năng lực
- Năng lực chung:
– Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp và hợp tác làm việc nhóm hiệu quả, tự tin khi báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
- Năng lực đặc thù:
– Năng lực văn học: nhận biết được đặc điểm và hình thức của văn bản nghị luận.
– Năng lực ngôn ngữ: nhận biết sự phong phú, đa dạng, linh hoạt của ngôn ngữ.
- Phẩm chất:
Sống trung thực, thể hiện đúng những suy nghĩ riêng của bản thân, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
- Thiết bị dạy học và học liệu
- Chuẩn bị của GV
– SGK, SGV.
– Tranh ảnh, video, tư liệu liên quan đến văn bản, thiết kế bài giảng điện tử.
– Các phương tiện: ti vi, máy tính.
– Phiếu học tập: Sử dụng phiếu học tập dạy học đọc, viết, nói và nghe.
- Chuẩn bị của HS:
– Chuẩn bị phần Đọc – hiểu văn bản trong SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. Vở ghi, v.v…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG ( 5phút)
- a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức phần tiếp theo của văn bản: “Xem người ta kìa”.
- Nội dung hoạt động: Giáo viên tổ chức trò chơi “Hộp thư bí mật”.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS, nêu quan điểm của em về vấn đề đặt ra trong văn bản.
- Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt ra câu hỏi:
? Nêu vấn đề nghị luận của văn bản “Xem người ta kìa”
(Vấn đề nghị luận được đặt ra đầu văn bản “Xem người ta kìa!” là “Cha mẹ luôn muốn con mình bằng người, không thua kém người khác”)
Vậy với bản thân các em khi ba mẹ các em nói: “Xem người ta kìa!” thì các em có phản ứng gì. Hãy chia sẻ ý kiến của mình vào giấy (không cần viết tên) và gửi vào hộp thư bí mật này nhé.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS chia sẻ ý kiến của mình vào giấy.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận, dẫn vào bài mới: giáo viên đọc thư, thấy được ý kiến của các em: Có bạn hiểu nỗi lòng của ba mẹ, bạn cảm thấy buồn, có bạn lại không tán thành với suy nghĩ của ba mẹ. Chúng ta thấy rằng chẳng ba mẹ nào muốn con cái phải buồn, chịu đau đớn hay khổ cực cả, ắt hẳn ba mẹ có lí do của mình. Vậy người bạn trong văn bản cũng là tác giả có những nỗi niềm như thế nào trước câu nói của mẹ? Để có câu trả lời, tiết học hôm nay, cô và các em cùng đi vào tìm hiểu phần tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ VĂN BẢN (27p)
- a. Mục tiêu:
– Nhận biết hệ thống lí lẽ, dẫn chứng mà tác giả dùng để lập luận làm nổi bật sự giống nhau và đặc biệt là sự khác biệt, cái riêng, cái độc đáo của mỗi con người.
– Rút ra được bài học về cách dùng dẫn chứng trong văn nghị luận
– Hiếu được tình cảm của tác giả trước vấn đề được bàn bạc, trao đổi.
- Nội dung hoạt động: HS làm việc cá nhân, hoạt động nhóm.
- Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập đã hoàn thiện của cá nhân và nhóm.
- Tổ chức thực hiện hoạt động:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||
* Nhiệm vụ 1: HDHS tìm hiểu phần lí lẽ của người viết về vấn đề: (Phương pháp thảo luận nhóm)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV: Các em đã tìm hiểu phần tri thức Ngữ văn và biết rằng một văn bản nghị luận cần lí lẽ và dẫn chứng. Vậy để biết được lí lẽ của người mẹ như thế nào khi muốn con mình noi theo người khác, các em hãy hoàn thành phiếu học tập số 1. – GV chia lớp làm 8 nhóm – Mỗi nhóm thảo luận trong thời gian 4 phút.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc nhóm trên phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm mang sản phẩm lên để báo cáo kết quả. Bước 4: Đánh giá kết quả, đưa ra kết luận: – HS nhận xét, góp ý. – GV nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của HS. – GV liên hệ thực tế: trong tiết chào cờ, nhà trường hay nêu gương những bạn làm việc tốt. Hay các tờ báo có chuyên mục “ Kể chuyện người tốt, việc tốt”… * Nhiệm vụ 2: HDHS tìm hiểu phần bằng chứng của người viết để làm sáng tỏ vấn đề: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chuyển ý: hiểu được nỗi lòng của mẹ, nhưng thâm tâm tác giả vẫn chưa cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ. Trong văn bản:“Bản đồ dẫn đường” SGK Ngữ văn 7 tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộ sống, người ông trong văn bản kể với cháu rằng ông cảm thấy mình khác biệt với gia đình và mẹ ông luôn muốn ông sống như ý nghĩ của mẹ, và lúc ấy ông thật sự bế tắt. Quay lại văn bản chúng ta đang học, để biết được tác giả có những suy nghĩ gì và đưa ra những dẫn chứng gì để làm sáng tỏ vấn đề, các em hoàn thành phiếu học tập số 2. – Hs thảo luận cặp đôi (theo bàn) – Hoàn thành trong 3 phút.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cặp đôi trên phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả: HS trả lời lần lượt câu hỏi trong phiếu học tập. Bước 4: Đánh giá kết quả, đưa ra kết luận – HS nhận xét – GV nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của HS. – GV liên hệ thực tế, cùng chia sẻ suy nghĩ của cá nhân mình tới HS về quan điểm “Tôn trọng sự khác biệt” (từ lớp học đến các địa phương trong một đất nước, các quốc gia trên thế giới.) * Nhiệm vụ 3: HDHS tìm hiểu phần nội dung chính mà người viết hướng đến: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS đọc đoạn văn 2 SGK (trang 55) “Tôi muốn… cái riêng của từng người” và cho biết: Tác giả nhấn mạnh ý nghĩa của sự khác nhau hay giống nhau giữa mọi người? Vì sao? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân, suy nghĩ. Bước 3: Báo cáo kết quả: HS chia sẻ kết quả sản phẩm Bước 4: Đánh giá kết quả, đưa ra kết luận: HS nhận xét, góp ý GV nhận xét, bổ sung, chốt ý (Nội dung nhấn mạnh sẽ thể hiện quan điểm của người viết. Văn bản đề cập đến hai khía cạnh: sự giống nhau và khác nhau giữa mọi người, tuy nhiên ý nghĩa của sự khác nhau mới là vấn đề mà văn bản muốn khẳng định) GV chiếu lên ti vi những hình ảnh đại diện cho mỗi tài năng khác nhau.
|
II. Khám phá văn bản:
1. Nêu vấn đề nghị luận: 2. Bàn luận: a. Lí lẽ của người viết về vấn đề: – Cái lí của người mẹ: + Mặc dù trên đời này, mỗi người là một cá thể riêng biệt, nhưng giữa mọi người vẫn có những điểm giống nhau. + Noi theo những điều tốt, những ưu điểm, những mặt mạnh của ai đó để tiến bộ là điều rất cần thiết. – Nghệ thuật: + Điệp ngữ “Ai chẳng muốn…?” =>Lập luận chặt chẽ: Dù có nét riêng biệt, nhưng mọi người đều có những điểm tương đồng.
b. Bằng chứng người viết làm sáng tỏ vấn đề: Ý kiến của tác giả: “Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người” Những bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ ý kiến trên là: – Vạn vật trên rừng, dưới biển muôn màu, muôn vẻ. – Các bạn trong lớp ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao. + Ngoại hình, giọng nói khác nhau đã đành mà thói quen, sở thích có giống nhau đâu… + Người thích vẽ, người ưa ca hát, nhảy múa, có bạn chỉ khi ra sân tập thể thao mới thật sự là mình… ð => Bằng chứng cụ thể, xác thực, tiêu biểu, phù hợp.
* Nội dung chính mà người viết hướng đến: – Nhấn mạnh ý nghĩa của sự khác nhau giữa mọi người. Người viết đề cao tầm quan trọng của cá thể, giá trị riêng biệt, độc đáo ở mỗi người.
|
||||||||||||||
* Nhiệm vụ 4: HDHS tìm hiểu phần kết thúc vấn đề: (kĩ thuật trình bày 1 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Sau khi đã thấu hiểu được nỗi lo, niềm mong mỏi của mẹ thì người con trong câu chuyện và chính là tác giả đã kết luận vấn đề như thế nào? Qua đó em rút ra được bài học gì cho bản thân? Các em đọc lại đoạn văn cuối của văn bản, thảo luận với bạn cùng bàn và trình bày. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận cặp đôi. GV quan sát, khích lệ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả: HS chia sẻ kết quả sản phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả, đưa ra kết luận: HS nhận xét, góp ý. GV nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của HS. GV tích hợp văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” (Ngữ Văn 9 – tập 1) * Nhiệm vụ 5: HDHS rút ra những yếu tố quan trọng của một bài nghị luận (kĩ thuật động não): Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV: nhớ lại phần tri thức Ngữ văn, và từ văn bản “Xem người ta kìa!” hãy nêu những yếu tố quan trọng của một bài văn nghị luận? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân. Bước 3: Báo cáo kết quả: HS trình bày. Bước 4: Kết luận, nhận định: – HS nhận xét. – GV nhận xét, chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau |
3. Kết thúc vấn đề:
– Câu nói của mẹ “Xem người ta kìa!”: trở thành lời động viên khích lệ để con khẳng định giá trị, sự khác biệt với mọi người. – Khẳng định ý kiến: Biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt.
*Yếu tố quan trọng của một bài nghị luận: – – Vấn đề cần bàn bạc. – – Lí lẽ của người viết. – – Bằng chứng để chứng minh. |
||||||||||||||
* Nhiệm vụ 6: HDHS tổng kết về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Qua VB, em hãy chỉ ra sức hấp dẫn trong cách lập luận của tác giả Lạc Thanh? Từ đó VB, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS làm việc cá nhân. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung + HS nhận xét lẫn nhau. Bước 4: Đánh giá, kết luận: GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức. |
III. III. Tổng kết:
1. 1. Nghệ thuật: + Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng thuyết phục và bằng chứng chọn lọc, tiêu biểu. + Đan xen giữa phương thức tự sự, biểu cảm trong văn nghị luận. 2. 2. Nội dung, ý nghĩa : + Mọi người ngoài những điểm chung, còn có nét riêng biệt, độc đáo. Điều đó làm nên sự muôn màu của cuộc sống. + Mỗi chúng ta cần biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt. |
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (8p) (Phương pháp đóng vai)
- Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để thực hiện bài tập GV giao.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS trò chơi “NHÀ HÙNG BIỆN TÀI NĂNG”
- Sản phẩm: Khả năng trình bày ý kiến của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV: Hôm nay cô sẽ tổ chức cho lớp mình cuộc thi “NHÀ HÙNG BIỆN TÀI NĂNG”, các em vào vai “Em là nhà hùng biện” với các tiêu chí của cuộc thi (chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử đại diện lên hùng biện)
GV giao vấn đề: “Biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
GV: Vậy, các em đã sẵn sàng vào cuộc thi chưa?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS ghi nhanh các lí lẽ, dẫn chứng của mình, chuẩn bị bài hùng biện.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS đại diện nhóm vào vai “Em là nhà hùng biện”, hùng biện trước lớp.
HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá, kết luận:
GV nhận xét, cho điểm các nhóm.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (5p)
- Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để vận dụng viết đoạn văn đúng nội dung.
- Nội dung: HS viết đoạn văn (5 – 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: “Ai cũng có cái riêng của mình”.
- Sản phẩm: Bài viết của HS
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS làm phần Viết kết nối với đọc.
Yêu cầu: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Ai cũng có cái riêng của mình
Gợi ý:
– Về hình thức: Đoạn văn từ 5 – 7 câu. Câu chủ đề ở đầu hoặc cuối đoạn.
– Về nội dung: Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Ai cũng có cái riêng của mình.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS tiến hành viết đoạn văn.
Bước 3: Báo cáo kết quả:
HS đọc đoạn văn trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả, đưa ra kết luận:
– HS nhận xét, góp ý.
– GV nhận xét, bổ sung.
- Hướng dẫn học bài
- Hoàn thiện đoạn văn vào vở.
- Chuẩn bị bài: Thực hành Tiếng Việt.
RÚT KINH NGHIỆM: